Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Đầu năm thầy thuốc khai dao

  Thầy đồ xưa có lệ "khai bút" đầu xuân, trong đó có tục cho chữ - xin chữ. Nó có một ý nghĩa hết sức thiêng liêng, vừa cầu phúc cho người vừa thể hiện tâm nguyện của bản thân thấy đồ. Do đó việc chọn chữ, chọn giờ viết chữ, chọn người để tặng chữ cũng hết sức cầu kỳ, gần giống việc chọn người xông đất đầu năm. Tương tự, thầy thuốc cũng có lệ "khai dao". Có khác là thầy thuốc không chọn bệnh, chọn người mà ngược lại, người bệnh chọn thầy thuốc. Bệnh tật không bao giờ là may mắn, nhưng không thể tránh được. Cái may mắn ở đây là ngay đầu năm người bệnh gặp thầy, gặp thuốc; thầy thuốc được lộc khai dao. Người bệnh gặp thầy thuốc vừa là phúc, vừa là duyên.
  Đầu xuân mồng một, khách (người bệnh) đến xông nhà thuốc, thầy thuốc tức cảnh sinh tình nên làm bài thơ sau, gọi là "Tự tâm":

Đầu xuân thầy thuốc khai dao,
Cảnh giàu xuân sắc dồi dào lộc ân.
Khách phương xa với khách gần,
Đã về đến cửa đa phần bình yên.
Tình sâu duyên nặng nghĩa duyên,
Ân sư được lộc bệnh yên phúc nhà.
Muôn năm tình nghĩa mặn mà,
Đức thầy nghĩa chủ đượm đà sắc son.
Còn trời, còn nước, còn non,
Người còn căn bệnh thầy còn chữ tâm./.
(Lương y Nguyễn Đồng Văn)

  Cũng như bút của thầy đồ thì dao đối với thầy thuốc là công cụ không thể thiếu và hết sức trân quý. Dao dùng để cắt nhỏ dược vị giúp thầy thuốc phối chế dược phương dễ dàng. Hình dáng của dao cắt thuốc không giống dao thường mà có cấu tạo gần giống với "tam đầu trảm" của Bao Công nhưng nhỏ hơn nhiều. "Khai dao" trở thành nghi lễ thiêng liêng của thầy thuốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét